Thị trường gỗ hiện nay đã xuất hiện rất nhiều loại gỗ giả trôi nổi khắp nơi. Trăm người bán vạn kẻ mua chẳng biết ai mà lần. Ở thời điểm như thế này tốt hơn hết bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết tự phân biệt gỗ thật và giả để có thể tránh trường hợp mua phải hàng giả. Tham khảo bài viết sau của Đồ Gỗ Hà Phát để biết cách phân biệt cụ thể nhé.

Cách phân biệt vân gỗ giả và vân gỗ thật

Gỗ giả trên thị trường hiện nay thường được chế tác từ những thiết bị máy móc với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên loại gỗ này vẫn không thể đạt đến độ giống 100% với gỗ thật. Vẫn sẽ có những hạn chế cố hữu của các thiết bị chế tác khiến loại gỗ này vẫn có những điểm có thể phân biệt bằng cảm quan. Hãy tham khảo phần chia sẻ chi tiết cách phân biệt gỗ thật và giả cơ bản bên dưới đây.

Vân gỗ giả

Vân gỗ giả thiếu vẻ tự nhiên
Vân gỗ giả thiếu vẻ tự nhiên

Vân của những loại gỗ giả nhìn nhác qua sẽ thấy khá đẹp, nhưng nếu nhìn kỹ vào chi tiết thường bạn sẽ có thể thấy những gốc vân sẽ có những điểm chồng chéo lên nhau rất thiếu tự nhiên. Tuy nhiên vẫn có một số ít loại chế tác bởi nghệ nhân nên nhìn vân rất thật. Ở trường hợp này bạn nên cạo mặt ngoài ra để xem vân thật bên trong ra sao.

Vân gỗ thật

Vân gỗ thật đan xen nhau rất đẹp
Vân gỗ thật đan xen nhau rất đẹp

Vân gỗ thật của các loại gỗ tự nhiên chỉ cần nhìn sơ qua bạn sẽ có thể nhận ra ngay. Các đường vân dù nhiều hay ít thì đều sẽ đan xen đẹp mắt chứ không bao giờ chồng chéo lên nhau. Nếu không chắc chắn bạn có thể cạo 1 lớp mỏng để kiểm chứng. Vân gỗ thật cạo ra vẫn sẽ giống y như lúc ban đầu chưa cạo. Do đó xem vân gỗ có thể nói là cách phân biệt gỗ thật và giả đơn giản và hiệu quả nhất.

So sánh đặc điểm của gỗ thật và gỗ giả

Nếu bạn muốn có một cái nhìn so sánh tổng quan 2 loại gỗ thật và giả đẻ có thể đưa ra nhận định chung khi phân biệt gỗ thật và giả thì hãy tham khảo ngay bảng dưới đây nhé. Bảng sẽ so sánh hai loại gỗ thật và giả dựa theo 2 những tiêu chí như: vân gỗ, màu sắc gỗ, Trọng lượng gỗ, độ mịn và mùi hương.

Tiêu chí so sánh Gỗ thật Gỗ giả
Vân gỗ Có vân gỗ tự nhiên, biến chuyển đa dạng hình thù phức tạp Mô phỏng vân gỗ có nét thô cứng và trùng lặp, không tự nhiên.
Màu gỗ Tùy loại gỗ sẽ có mỗi màu, thường là màu mộc, nhám, ít bóng do ít phun PU Màu sơn hoặc dầu, thường bóng hơn gỗ tự nhiên nhiều do phun PU nhiều
Trọng lượng gỗ Nặng do gỗ đặc Nhẹ hơn do độ rỗng bởi là vật liệu nhân tạo
Độ mịn bề mặt Mịn, nhẵn, không có dăm Mịn nhưng không cho cảm giác tự nhiên, có thể có dăm
Mùi hương gỗ Thường có mùi nhựa cây tự nhiên hoặc mùi ẩm hay mùi đặc trưng riêng. Không có mùi tự nhiên, chỉ có mùi hóa chất cấu tạo hoặc sơn phủ

So sánh gỗ thật và giả

Cách phân biệt gỗ thật và giả (gỗ nghiến)

Gỗ nghiến ngày nay được biết đến là một trong những vật liệu gỗ phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày của nhiều gia đình. Loại gỗ này có thể là vật liệu cấu tạo lên những ngôi nhà, nội thất bàn ghế hay kể cả dụng cụ nhà bếp. Bởi tính đa dụng và phổ thông đó nên loại gỗ này trở thành loại gỗ bị làm giả nhiều nhất.

Bởi vậy nên để tránh việc mua phải những món đồ gỗ nghiến giả bạn cần biết cách phân biệt gỗ thật và giả. Hãy tham khảo ngay những phương pháp nhận biết gỗ thật và giả bên dưới đây nhé.

Dựa vào độ nặng của gỗ, đồ nội thất

Phân biệt gỗ nghiến dựa vào độ nặng của món đồ
Phân biệt gỗ nghiến dựa vào độ nặng của món đồ

Trọng lượng chính là một trong những đặc trưng tiêu biểu của loại gỗ nghiến giúp bạn có thể nhận ra nó. Bản chất gỗ nghiến là một loại gỗ có độ đặc và khối lượng riêng rất lớn. Do đó bạn có thể phân biệt gỗ nghiến thật và giả dễ dàng thông qua việc nhấc đồ vật làm bằng gỗ nghiến lên để cảm nhận.

Dựa vào màu sắc gỗ

Phân biệt gỗ nghiến dựa theo màu sắc
Phân biệt gỗ nghiến dựa theo màu sắc

Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy, gỗ nghiến nằm ở phía ngoài thường màu sắc sẽ nhạt hơn tâm gỗ. Đây cũng được xem là một kỹ thuật phân biệt gỗ thật và giả. Tuy nhiên cách phân biệt này cũng khó có thể sử dụng ở thời điểm hiện tại vì tính chính xác không được đảm bảo. Bởi hầu hết các loại gỗ ngày nay đều sẽ có một lớp sơn làm chúng ta rất khó đoán thật hay giả.

Cách nhận biết gỗ nghiến dựa vân gỗ

Phân biệt vân gỗ nghiến
Phân biệt vân gỗ nghiến

Dựa vào cách quan sát vân gỗ như ở chia sẻ đầu bài viết bạn cũng hoàn toàn có thể nhận biết gỗ thật và giả. Cách làm này là một cách phân biệt gỗ nghiến thật và giả đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Hầu hết ở mọi trường hợp bạn đều có thể dùng cách này để phân biệt gỗ thật với gỗ giả.

Các công cụ và phương pháp kiểm tra gỗ thật và giả

Ngoài những phương pháp phân biệt gỗ thật và giả theo cảm quan trên bạn cũng có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ để có thể có kết quả chuẩn xác hơn. Việc sử dụng công cụ sẽ giúp bạn có thể chắc chắn hơn với những quyết định của mình đưa ra khi lựa chọn mua một đồ vật gỗ để trưng bày hay sử dụng.

Sử dụng dụng cụ đo độ cứng

Công cụ đo độ cứng hỗ trợ xác định gỗ thật và giả
Công cụ đo độ cứng hỗ trợ xác định gỗ thật và giả

Sử dụng công cụ hỗ trợ đo độ cứng để xác định loại gỗ là một cách kiểm tra gỗ thật giả có độ chính xác rất cao. Nếu kết quả đo của bạn trả về độ cứng từ trên 1,5HB đến 4,0HB thì khả năng rất cao đó chính xác là gỗ thật. Những loại gỗ giả có độ cứng thấp nên kết quả đo được thường sẽ nằm dưới 1,5HB.

Phương pháp kiểm tra bằng nhiệt

Sử dụng nhiệt để thử gỗ
Sử dụng nhiệt để thử gỗ

Phương pháp sử dụng nhiệt cùng các thiết bị đo nhiệt để kiểm tra gỗ cũng là một trong những cách phân biệt gỗ thật và giả có độ tin cậy cao. Theo đó gỗ tự nhiên thường sẽ có khả năng dẫn nhiệt nhanh hơn gỗ giả nhờ vào cấu trúc các phân tử dày đặc và nằm gần nhau hơn so với những loại gỗ giả.

Sử dụng ánh sáng và kính lúp để kiểm tra vân gỗ

Sử dụng ánh sáng soi và kính lúp quan sát vâng gỗ
Sử dụng ánh sáng soi và kính lúp quan sát vâng gỗ

Phương pháp phân biệt gỗ thật và giả bằng công cụ hỗ trợ ánh sáng và kính lúp trên thực tế là một cách kiểm tra gỗ thật phát triển từ phương pháp quan sát vân gỗ. Ở cách làm mới này, người dùng sẽ có thêm ánh đèn chiếu xuyên và kính lúp để quan sát vân gỗ. Cách làm này cho phép người thực hiện nhìn sâu hơn vào vân gỗ bên trong và nhìn rõ hơn. Từ dó sẽ đưa ra kết luận có độ chính xác và tin cậy cao hơn.

Các loại gỗ ít bị làm giả

Nếu như ở phần trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nhiều về các cách phân biệt gỗ thật và giả ở những loại gỗ thường xuyên bị làm giả. Thì ở phần tiếp theo này chúng ta sẽ đi tìm hiểu ngược lại về những loại gỗ ít bị làm giả nhất. Đây cũng sẽ là những loại gỗ mà những ai cảm thấy mình không giỏi phân biệt các loại gỗ nên cân nhắc chọn mua.

Gỗ trắc

Gỗ trắc rất đặc và nặng
Gỗ trắc rất đặc và nặng

Gỗ trắc là một loại gỗ rất đặc biệt. Loại gỗ này thường phải được khai thác từ những cây trắc có tuổi đời đến hàng trăm năm tuổi. Gỗ này được phân làm 3 loại với giá trị kinh tế tăng dần là trắc vàng, trắc đỏ và trắc đen. Đặc điểm của gỗ này chính là khối lượng riêng siêu nặng và vân gỗ siêu phức tạp do cây sống lâu năm. Đó cũng chính là lý do chính khiến loại gỗ này gần như không thể nào làm giả được.

Gỗ Lim

Gỗ Lim 
Hình ảnh gỗ lim

Loại gỗ ít khả năng và gần như không thể làm giả tiếp theo chính là gỗ lim. Màu chủ đạo của loại gỗ này là màu nâu trải dài từ tone trầm đến thẫm. Hai đặc điểm chính khiến những đối tượng làm giả gỗ phải bó tay đó là độ nặng lớn và vân gỗ xoáy đặc trưng rất khó mô tả lại được.

Gỗ Gụ

 

Mẫu gỗ gụ
Mẫu gỗ gụ

Cuối cùng chính là gỗ gụ. Loại gỗ này mang nhiều nét đặc trưng riêng hơn so với những loại gỗ khác đó là thớ gỗ gần như thẳng tắp, vân gỗ đan xen tạo hình đẹp mắt. Loại gỗ này có màu cơ bản là vàng trắng và dần chuyển sang nâu thẫm theo thời gian. Mùi đặc trưng của gỗ gụ là hơi chua nhẹ và không phai theo thời gian.

Vậy là thông qua bài chia sẻ trên chúng ta đã có thể cùng nhau tìm hiểu về những cách phân biệt gỗ thật và giả hiệu quả nhất. Những phương pháp được chia sẻ trong bài viết từ cơ bản sử dụng cảm quan đến những cách nâng cao có công cụ hỗ trợ. Mong rằng dựa vào những chia sẻ từ bài viết bạn sẽ có thể áp dụng để tránh mua phải gỗ giả nhé.